Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Cửa hàng bán tranh đồng mừng tân gia đẹp tại sài gòn

Tranh đồng dùng làm quà tặng đang là su hướng trong những năm gần đây bởi vì giá thành hợp lý với người mua,mẫu mã đẹp đa dạng và đặc biệt được làm từ đồng nên rất sang trọng quí phái mà các loại khác không có được.Cửa hàng bán tranh đồng tại sài gòn rất nhiều nhưng một trong số đó có địa chỉ phòng tranh đồng ở 509 Hoàng Văn Thụ , P.4 , Q. Tân Bình ,TP.HCM là đẹp nhất đa dạng mẫu mã,phong phú về thể loại.
Những bức tranh đồng của Tranh Đồng Việt Làm ra rất đẹp bởi vì được những người thợ trạm tranh có tay nghề cao làm ra,và bởi cái tâm yêu nghề của những người thợ.Tranh đồng đẹp như thế nào không phải là bố cục bức tranh không mà chất liệu làm nên bức tranh phải dầy chứ nhiều cửa hàng bán tranh đồng hiện nay tham lợi nhuận lấy hàng giá rẻ về bán chất liệu đồng mỏng 5 rem nên nền bức tranh phập phùng thiếu sắc xảo.
Tranh đẹp là trước tiên phải làm từ đồng dầy nhìn bề mặt phẳng đét không phập phùng và bức tranh bố cục hợp lý nổi khối 3D sắc nét.Bởi vì vậy những bức tranh đồng ở cửa hàng chúng tôi rất được khách hàng quan tâm đặt hàng làm quà tặng vì nó sắc xảo dầy dặn giá cả hợp lý .
Tranh đồng làm quà tặng nói chung và quà tặng tân gia nói riêng rất nhiều rất nhiều mẫu mã đa dạng nhưng chủ yếu những loại sau:
DD: 08 667 88 683    -   0972 404 683



Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Săn tranh mặt trống đồng độc biếu ‘sếp’

Khoảng 4,5 – dưới 10 triệu đồng/ bức, tranh mặt trống đồng đang trở thành món đồ “chúc mừng năm mới” hấp dẫn cho cấp trên và đối tác.




Thị trường quà Tết đang chuyển động dữ dội giữa mùa cao điểm. Từ giới lắm của nhiều tiền thượng lưu đến trung lưu viên chức, công chức cũng rốt ráo lùng mua cho được những món đồ “ngon, độc, lạ” làm quà biếu, chơi Tết.
Và cũng chưa bao giờ, thị trường quà tết lại phong phú, muôn hình vạn trạng như hiện nay. Thượng vạng hạ cám, từ những món đồ trị giá trăm triệu đến một vài triệu, thậm chí chỉ vài trăm ngàn.
Nếu như gần chục năm trước, các đại gia thường săn rượu ngoại xịn như XO, Chivas, Hennessy, Remy Martin, Johnnie Walker, Camus… có vài chục tuổi đời để thể hiện đẳng cấp thì vài năm trở lại đây, giới có tiền có xu hướng săn tìm đồ phong thủy để làm quà biếu. Trong số đó, tranh mặt trống đồng đang là đích ngắm của nhiều đại gia.
Skip in 6...Ad finishes in 31 seconds
Thị trường tranh mặt trống đồng, nhờ vậy, cũng có “trăm người bán, vạn người mua”. Giá cả vô cùng, song dao động từ 3,5 – 10 triệu đồng/ bức, tùy chất liệu, đường nét hoa văn, khung tranh và… khách.


Giá khá cao song nhiều người có tiền chọn tranh mặt trống đồng vì quan niệm đem đến tài lộc, xua đuổi vận đen, lại lưu niên đồng hành cùng gia chủ. Ảnh H.H

Theo đánh giá từ cả người mua và bán, tranh mặt trống đồng treo tường là đồ vật trang trí cao cấp sang trọng, thường được trưng bày ở phòng khách thể hiện sự tinh tế và đẳng cấp, do đó là món hàng hấp dẫn tặng cho “sếp”.
Ông Đặng Văn Tuất (45 tuổi, nghệ nhân làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, Thái Bình), chủ doanh nghiệp tư nhân Minh Tuất cho hay những năm gần đây, nghề chạm bạc truyền thống chững lại song chạm tranh đồng thì “lên ngôi”. Trong đó, sản phẩm bán chạy nhất, được đặt hàng nhiều nhất là tranh mặt trống đồng.
Theo ông Tuất, tranh mặt trống đồng được chạm thủ công hoàn toàn bằng tay, chất liệu đồng vàng nguyên chất, làm bằng phương pháp gò tay truyền thống, hoa văn trên mặt trống đồng được dựa theo mẫu trống đồng cổ Đông Sơn, từng chi tiết được trạm nổi khối sắc nét… có giá khoảng 5 triệu/ bức.
Kích cỡ, khổ tranh cũng tùy loại, phụ thuộc vào diện tích phòng song thông thường tranh mặt trống có đường kính là 60 – 80 cm. Khung tranh cũng có nhiều loại, chất liệu đắt thì gỗ mun, thông dầu rẻ thì nhữa tổng hợp. Khung mua sẵn thì giá mềm, khung làm thủ công, hoa văn sắc nét thì giá cao hơn. Khách khó tính thường chọn khung theo phong thủy, rơi vào những cung tốt như: hưng vượng, tài lộc, phú quý…
“Tranh mặt trống đồng theo phong thủy ngày nay ứng dụng trong phòng làm việc rất có ý nghĩa cho sự nghiệp công danh, vì các họa tiết mặt trống đồng sinh khí tốt, nhất là mặt trống được làm bằng kim loại đồng. Hình mặt trời ở giữa mặt trống có thể chiếu ánh sáng và đẩy những khí xấu ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc trong phòng làm việc”.
“Do đó những bức tranh mặt trống đồng không chỉ đơn thuần là tranh trang trí mà còn mang ý nghĩa phong thủy, gửi gắm những lời chúc phúc sức khỏe, an khang thịnh vượng, cũng như có tác dụng đuổi dữ hóa lành, đón tài đón lộc.” – Ông Tuất nói.

Theo ông Đặng Văn Tuất, dịp Tết, cơ sở của ông doanh thu trên dưới 2 tỷ đồng đối với riêng hàng tranh mặt trống đồng. Ảnh H.H

Anh Phạm Đức Hải (26 tuổi) đang làm tư vấn cho công ty bảo hiểm BSH đặt mua ba bức tranh mặt trống đồng với giá 5,5 triệu đồng/ bức để làm quà biếu sếp và hai bên nội, ngoại. Ngày 29/1, theo lịch hẹn anh Hải cho xe tới lấy tranh. Gặp chúng tôi, anh Hải chia sẻ trước đây thường mua rượu tây hay rượu ngâm đông trùng hạ thảo để làm quà biếu song mấy năm gần đây, anh đổi, tìm mua các sản phẩm thủ công truyền thống.
“Thực tế thì tặng rượu có khi gia chủ chả dùng, sau tết lại đem bán giá rẻ. Thứ nữa, giờ hàng giả hàng nhái nhiều quá. Tặng sản phẩm trang trí là hàng thủ công truyền thống vừa đẹp, có giá trị lâu dài.” – Anh Hải nói.
Theo ông Đặng Văn Tuất, một bức tranh mặt trống đồng có độ bền khoảng 30 chục năm.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Hình ảnh một số đồ thờ bằng đồng độc, đẹp thời phong kiến

Hình ảnh một số đồ thờ bằng đồng độc, đẹp thời phong kiến 

Những hiện vật đồ đồng có từ thời các triều đại phong kiến ở Việt Nam vừa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, vừa có tác dụng lưu giữ những nét văn hóa linh thiêng trong đời sống tâm linh của người Việt


Thời gian đã trôi đi, chế độ phong kiến ở Việt Nam cũng đã dần được xóa bỏ, song những hiện vật từ thời các triều đại vẫn còn đó. Những bộ đồ thờ đúc đồng từ thế kỷ 17 - 20 được trưng bày trong bảo tàng để biểu hiện lại sự cao quý, linh thiêng trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt qua mỗi thời kỳ.

Qua những sản phẩm,những hiện vật độc đáo, được sản xuất bởi đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân xưa giúp người xem có thể hiểu thêm về nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đáng tự hào của người Việt

Mỹ nghệ Đông Đô xin giới thiệu một số hình ảnh đồ thờ độc đáo đẹp mắt được làm từ thời kỳ phong kiến ở VN





Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển con người đã có thể đúc ra những bộ đỉnh đồng sáng bóng đẹp mắt bằng dây truyền máy móc nhập từ Đài Loan. Song với những nét đặc trưng riêng của các sản phẩm làng nghề, những người am hiểu lịch sử, văn hóa vẫn tìm về với những sản phẩm đúc thủ công truyền thống.

Tranh đồng việt xin giới thiệu với quý khách những sản phẩm đúc đồng mỹ nghệ của làng nghề gò đồng, đúc đồng Đại Bái, một làng nghề truyền thông tiêu biểu và lâu đời tại Bắc Ninh.

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Tranh đồng mừng tân gia ,khai trương món quà ý nghĩa

Quà tặng tân gia có rất nhiều món để chúng ta lựa chọn để tặng,nhưng su hướng gần đây là người ta hay lựa chọn tranh đồng là quà mừng nhà mới,tranh treo phòng khách hoặc tranh treo trong phong thủy.
Chủ đề của những bức tranh cũng không khác biệt với các dòng tranh khác.Thường thì có tranh mã đáo thành công,thuận buồm suôi gió,tranh cá chép.đó là một số chủ đề tranh đồng.Những gia đình mới xây dựng song nhà thì thường treo tranh đồng quê hoặc tranh vinh qui bái tổ ở phòng khách.
Ngoài tác dụng trang trí nhà cửa văn phòng,tranh đồng còn có tác dụng trong phong thủy,theo thuật phong thủy thì nơi vượng khí đi vào ,phòng khách nên treo bức tranh có ánh kim để thu hút tài lộc vào trong nhà.
Được làm bằng phương pháp thủ công truyền thống những bức tranh đồng được là ra rất công phu tỉ mỉ ,Được làm từ nguyên liệu đồng nguyên chất sau khi thực hiện song bức trang người thợ cho đánh bóng sản phẩm sau đó phủ lớp bảo vệ chống oxi hóa giúp sản phẩm bền mãi với thời gian.
Một số mẫu tranh đồng cao cấp mừng tân gia ,khai trương



Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Ý nghĩa hoành phi câu đối

Ý nghĩa hoành phi câu đối

Đây là một cách tao nhã thể hiện gia phong của một gia đình Việt xưa mà Hà Nội không là ngoại lệ. Người ta khó hình dung được một nếp nhà Hà Nội cũ được xem là gia giáo, từng nhiều phen đói ăn, thiếu mặc lại vắng ánh rực rỡ của hoành phi – câu đối.

Như thế đủ thấy “món” này từ lâu đã thành chuẩn mực về một lối sống mà đời nay cứ to tát lên gọi là truyền thống. Hoành phi – câu đối Hà Nội, với vẻ đẹp đáng trân trọng từng có thời đã hy sinh cả thân xác để ngăn bước quân thù. Hòa bình lập lại, gỗ hiếm còn hiến mình làm bàn học cho lũ trẻ ở những gia đình đông con…


Xưa, mỗi khi nhà ai đó có việc trọng như: mừng nhà mới, vinh quy bái tổ, chúc thọ thầy, mẹ… người theo Nho học thường tặng nhau đôi câu đối vàng tâm sơn son – thếp vàng hoặc bạc; sang hơn thì tặng cả bức hoành. Người Kẻ Chợ vẫn giữ nếp này; có điều nay thợ chuyên nghề này đã vãn, nên lấy “trướng” thêu, “phong bao” thường thế chỗ. Câu đối quý nhất treo ở đôi cột đại đặt trên đế đá xanh tại gian giữa ngôi nhà “ba gian hai chái”. Đẹp lắm!


Còn bức hoành, đương nhiên bố cục theo chiều ngang- hoành- thường treo ngay xà ngang gian giữa, ở phía trên câu đối. Hoành phi câu đối luôn đi thành bộ, thành một chỉnh thể trong lối chơi chữ được người dân trăm họ ưa chuộng từ lâu. Người có của, lấy của che than, thường có hoành phi câu đối sơn son thếp vàng.

Thứ đến, nhà không đủ ngân lượng để thếp vàng, thì vẫn nền son, nhưng chỉ thếp bạc thôi. Kẻ hàn sĩ không vàng cũng chẳng bạc, chỉ có son nải vóc để tỏ lòng tôn kính, còn nét chữ là chút nhựa, sức sống, cây sơn lấy ở mé đồi. Còn câu đối tre năm chữ hoặc bảy chữ, phần nhiều theo lối “đá thảo” thường thấy nơi vách nhà mấy cụ đồ Nho.

Thứ dân xưa vắt mũi đút miệng chẳng đủ, nhà tranh vách nứa, mơ gì đến hoành phi – câu đối; nhưng kính chữ của Thánh hiền, họ vẫn xin các bậc cao niên dăm nét trên giấy điều mỗi khi có dịp, dán lên vách, lên cửa. Như thế đã lấy làm hãnh diện lắm. Thời chiến tranh, bao cấp người ta vẫn thấy sự tôn kính của hoành phi – câu đối một thời được thể hiện chỉ bằng bột màu in trên giấy cứng bán ở Phố Hàng Mã đó sao!

Như thế đủ thấy thú chơi hoành phi câu đối đã vượt lên thói thường, thành cái đạo lý văn hóa mà nhờ đó một dân tộc đã vượt qua tất cả họa xâm lăng. Sự thật hiển nhiên là hoành phi – câu đối đã làm một cuộc trường tồn, nhưng để hiểu nghĩa đôi câu đối hoặc một bức hoành lại không mấy người. Thật tiếc! Đây là hệ lụy từ một vết gẫy văn hóa không thể trách cứ trong mải miết cách tân quốc ngữ và chiến tranh của nước ta trong hơn nửa thế kỷ qua và đã đến lúc phải được các quan “Bộ Lễ” kế tục quan tâm.

Chẳng thế hôm nay, người biết đọc, biết viết hoành phi – câu đối vãn cũng là điều dễ hiểu. Đa phần trong số họ là những người biết Hán – Nôm từ thế kỷ trước, phần còn lại gồm một số trẻ hơn, do yêu chữ mà sớm trở thành “nhà Nho” bất đắc dĩ. Chính vì thế, hoành phi – câu đối cổ lại càng trở thành cổ ngoạn với tất cả sự bí hiểm chính bởi sự mai một của dạng văn tự này.

Thường hoành phi – câu đối bao giờ cũng đi cùng một diềm gỗ sơn thếp trang trí cho gian giữa của một ngôi nhà cổ. Phần điểm xuyết mang tính ước lệ để ngăn cách không gian giữa nhà chính với nơi thờ phụng trong một ngôi nhà cổ này gọi là: Cửa võng. Cửa võng thường làm theo lối chạm thủng, cũng có khi thấy chỉ đục “nẩy nền”. Nhưng dù cách nào, cửa võng cũng là do các tay nghề lão luyện đục chạm, trông chẳng khác dải đăng ten trong kiến trúc cổ với thiên hình vạn trạng các mô típ trang trí từ hoa lá, cỏ cây đến chim muông, cầm thú… Đa số cửa võng – như một điểm nhấn của kiến trúc – thường được thếp vàng hoặc bạc. Trải theo thời gian các cửa võng cổ còn đến nay nom rất cổ kính.

Phổ biến nhất và “lành” nhất vẫn là các bức hoành với hàng chữ: “Đức Lưu Quang”, nghĩa là đức còn sáng mãi, ngụ ý dạy con cháu trọng chữ “Đức” trong cách hành xử. Hoặc các chữ khác chỉ về sự trọng đạo và học vấn cũng như y thuật để cứu người… Cũng có bức hoành lại chạm, khắc theo lối cổ đồ – biểu tượng cho “Phúc – Lộc – Thọ”… Đa phần hoành phi là sơn thếp, nhưng cũng có khi lại khảm trai, khảm ốc. Có bức khảm ốc cũ, lên nước đỏ lịm rất quý; loại này hiếm lắm, giá rất cao, chỉ những con mắt tinh anh mới nhận ra và dám “xuống tiền” để có được. Nền của hoành phi có khi chỉ là lớp sơn ta đen nhức hoặc thuần một màu son sâu thẳm; nhưng cũng có khi chạy chữ vạn hoặc cẩm quy, điểm mây lãng đãng rồi phủ vàng hoặc bạc trông thật quý phái. Mỗi bức hoành thường chỉ ba đến bốn chữ.

Tương tự như hoành phi, câu đối – thường có số chữ nhất định gồm năm, bảy đôi khi là mười một chữ – khi chơi cũng cần cẩn trọng. An toàn nhất – nếu chưa hiểu lắm – cứ câu đối “bí”, “lựu” hoặc “lá chuối”, “lá sen” hay câu đối tre mà rước thì không có gì phải ngại. Câu đối dạng này có khi gọi là “liễn” ngụ ý ca ngợi thiên nhiên, tình người hoặc để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên mà thôi.

Hoành phi – câu đối có kiểu chữ chìm và khắc nổi (vào gỗ hoặc các chất liệu khác). Sợ phạm vào chữ của Thánh hiền nên nhiều hoành phi – câu đối khắc nổi. Người thợ chỉ dám đục đúng đến “mực” – chân chữ – rồi ngừng; để sau đó đi tiếp các hoa văn khác như tản vân, cẩm quy hoặc chữ vạn.

Thường câu đối hay khắc chìm, tức là đục băng đi cả chữ mẫu để lấy nền. Loại này rất phổ biến trong các hoành phi – câu đối xứ Huế và các miệt vườn Nam bộ. Câu đối thường làm bằng một tấm gỗ phẳng, có mộng ngang ở hai đầu để “trị” cong vênh. Đúng là mẹo. Nhưng cũng không ít câu đối “lòng mo” – có hình cong, ôm lấy thân cột.

Loại này thường gồm năm miếng gỗ ghép với nhau – hàm ý “Ngũ phúc” – nhưng cũng có khi chỉ là ba miếng – gợi ý “Tam đa” – đều rất đẹp. Câu đối lòng mo có khi được làm bằng thân cây cọ, nhưng dân trong nghề chẳng hiểu sao cứ gọi là câu đối “móc”. Loại này khá phổ biến ở vùng đồi núi Trung du, nơi đồi cọ, rừng chè!

Đa phần các hoành phi – câu đối đều sử dụng chữ Nho vì theo nếp cũ, đây là chữ chính thống; còn chữ Nôm – dù đích thực là chữ của nước Việt ta – nhưng vẫn bị cho là chữ của thứ dân nên ít được dùng. Do đó, nay tìm thấy một đôi câu đối chữ Nôm thật khó. Đây cũng là một thứ xính ngoại cần tự điều chỉnh. Nên hiểu chữ Hán cũng chỉ là một “ngoại ngữ”. Như thế chữ Nôm, dù khó cũng rất nên thành môn học cho trẻ trong tương lai.

Còn như chữ quốc ngữ – gốc gác La-tinh – mà thành “Thư pháp” như ngày nay và có người ham, khác nào vẽ rắn thêm chân với đủ vành, đủ vẻ rồi tự tán tụng mà không hay rằng: đi tìm cái mới lạ mà sa vào kỳ quoặc. Buồn thay! Con trẻ theo gương, cứ “Thư pháp” quốc ngữ từ thủa vỡ lòng mà noi, thì cái sự vở sạch chữ đẹp đâu cần nữa! Và như thế, cái giá phải trả cho một tương lai gần không thể nói là rẻ khi người người vẫn tin: Chữ là Người.

Ba loại chữ thường được dùng trên hoành phi câu – đối là: “Chân”, “Lệ” và “Triện”. Thật khó nói kiểu nào đẹp hơn vì các trang thiếu niên anh tú- vốn tính bay nhảy- thường ưa chữ “Thảo”; trong khi bậc trung niên đã qua trải nghiệm lại thích lối chữ “Lệ” vốn mực thước; còn các bậc bô lão, cao nhân dật sĩ lại thích lối chữ “Triện” với tất cả tính khuôn phép của dạng chữ này… Tựu trung chữ tùy vào tạng người, nên không thể quyết dạng chữ nào hay hơn. Tuy nhiên, chưa bao giờ thấy trên hoành phi câu – đối sơn thếp những nét “cuồng thảo”!

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Ý Nghĩa Bức Tranh Đồng Mỹ Nghệ Vinh Quy Bái Tổ

Ý Nghĩa Bức Tranh Đồng Mỹ Nghệ Vinh Quy Bái Tổ

Bức Tranh Đồng Mỹ Nghệ Vinh Quy Bái Tổ không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa, cho cha mẹ họ hàng.
Làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý Việt Nam: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.


Bức tranh vinh quy bái tổ thường được treo tại những gia đình làm quan, nhà có người đỗ đạt cao trong thi cử, hay những doanh nhân cũng thường treo tranh vinh quy bái tổ trong nhà. Sở dĩ, sử dụng bức tranh này là bởi ý nghĩa lịch sử của nó.


Theo sử sách ghi lại vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tông ban lệ “Bia Đá Đề Danh”, ghi lại danh tính của các tân khoa tiến sĩ trong các kỳ thi, bằng cách khắc vào bia đá, dựng ở Văn Miếu tại cố đô Thăng Long, để tên tuổi của họ lưu danh muôn thuở. Trên mỗi bia đá, ngoài khắc tên, tuổi, quê hương của các tân khoa tiến sĩ trong kỳ thi đó,
còn có danh tính của các quan trường chấm thi và một bài văn bia nói về ý nghĩa của việc học hành và việc phục vụ đất nước.


Theo lệ đó mà hàng năm các tân khoa được nhà vua ban yến tiệc, mũ mão, cân đai và cho lính hầu đưa rước về nơi sinh quán để “Vinh Quy Bái Tổ”. Dân chúng trong tỉnh, huyện, làng xã hãnh diện đón rước vị tân khoa với cờ, lọng, chiêng, trống rầm rộ.


Nếu vị tân khoa đã có gia đình thì người vợ cũng được đón rước cùng với chồng theo đúng lệ “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”.


Khi về tới làng, vị tân khoa sẽ đến nhà thờ tổ của dòng họ và đình làng bái tạ tổ tiên, rồi về bái tạ thầy dạy và cha mẹ.
- Hình ảnh bức tranh đồng mỹ nghệ vinh quy bái tổ khung gỗ dổi dài 1,5 m x 0,8 m tranh đồng mỹ nghệ vinh quy bái tổ


Vinh Quy Bái Tổ không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa, cho cha mẹ họ hàng, làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý Việt Nam: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.


Ngày nay, với những người dù làm quan hay doanh nhân, hoặc thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào khi về quê hương, làng xóm cũng là mang vinh quang, thanh danh về báo với gia đình vì vậy cũng gọi là vinh quy bái tổ.
Tranh vinh quy bái tổ được làm với nhiều chất liệu như: đồng, khảm trai, tranh gỗ, tranh cát, tranh sơn dầu…, dù ở chất liệu nào thì bố cục bức tranh vẫn không thay đổi, đó là hình ảnh một ông quan đội mũ mão trên lưng ngựa,với cờ lọng, có người đánh chiêng trống, quân lính theo sau tiến vào trong làng.


Hình ảnh làm hiện lên vẻ đẹp thôn quê, bình dị mà đậm nét văn hóa Việt Nam

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Tranh đồng "Mã đáo thành công"

Tranh đồng "Mã đáo thành công"

Chắc hẳn chúng ta ai cũng từng nhìn thấy bức tranh ngựa Mã đáo thành công, và hẳn nhiều người sẽ thắc mắc vì sao bức tranh chỉ có 8 con ngựa

Chắc hẳn chúng ta ai cũng từng nhìn thấy bức tranh đồng Mã đáo thành công, và hẳn nhiều người sẽ thắc mắc vì sao bức tranh chỉ có 8 con ngựa. Tất cả đều bắt nguồn từ những chiêm nghiệm sâu xa của cha ông.

Ý nghĩa của bức tranh ngựa: Mã đáo thành công. Theo người xưa, bức tranh ngựa Mã đáo thành công có tám ( Bát 八 ) đọc theo hán ngữ cùng một âm với chữ Phát, tức là phát đạt. Mã đáo có nghĩa là may mắn quay về, đi về.
Ngày xưa, ngựa là phương tiện đi lại thuận lợi nhất vì ngựa chạy nhanh, khỏe và rất thông minh, rất gần gũi với con người. Chính vì vậy, ngựa được dùng làm phương tiện đi lại phổ biến nhất trong buôn bán và cả đánh giặc. Mỗi lần đi xa cả năm cả tháng mới quay về, hoặc đi đánh giặc thường xuyên gặp nguy hiểm, đi mười về một. Vì thế mã đáo có nghĩa là may mắn quay trở về.

Trong bức tranh đồng mã đáo thành công nói riêng và dòng tranh đồng chạm khắc ngựa nói chung, các bạn để ý sẽ thấy có một con ngựa trong đàn quay đầu trở lại, thường là con ngựa thứ 4 hoặc thứ 5 có nghĩa là quay lại khuyến khích những con ngựa còn lại chạy nhanh hơn. Và trong bức tranh Mã đáo thành công thì không có con ngựa cuối cùng quay đầu lại, vì nếu có thì nghĩa là một phần tiền tài bị mất hay thất lạc.
Trong phong thủy, “Mã đáo thành công” thường chỉ dành tặng những người mới bắt đầu làm ăn buôn bán, mới khai trương hoặc những người đang trên đường lập công danh (đặc biệt thuận lợi cho người lập công danh trên quan trường).

Bên cạnh đó, hai bức tranh ngựa nổi tiếng: Ngựa phi nước đại hoặc Ngựa phi trên đồng cỏ cũng được nhiều người lựa chọn làm quà, hoặc treo trong nhà cầu sự may mắn.

Ngựa phi nước đại


Là bức tranh mã đáo phi trên biển. Đây làm một bức tranh đồng với nhiều màu sắc và những chú ngựa đẹp và khỏe mạnh, cơ bắp. Ấn tượng đầu tiền là một bức tranh sống động.
Ý nghĩa của bức tranh ngựa: Mã đáo thành công.

Tuy nhiên ý nghĩa của bức tranh này khác so với một số bức tranh mã đáo khác. Ngựa – là hành hỏa trong ngũ hành, vì vậy khi chạy trên nước – là hành thủy là tương khắc. Ý nghĩa của bức tranh này là mong có một ý chí vươn lên một cách phi thường.

Ngựa phi trên đồng cỏ:

Đây là bức tranh mã đáo đẹp, thuận với phong thủy. Ngựa là mệnh hỏa, đồng cỏ gồm cả mộc và thổ. Bức tranh là vòng kín tương sinh Mộc – hỏa – thổ. Treo bức tranh này chắc chắn sẽ mang lại tài lộc, danh vọng cho thân chủ.
Lựa chọn một bức tranh chất liệu bằng đồng chạm khắc ngựa như ý, người ta cũng thường nghiên cứu và chọn cách treo bức tranh hợp lý.

- Theo các thây phong thủy thì thường treo tranh bát mã phía Nam và hướng đàn ngựa chạy vào trong để hút tài lộc

- Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng treo hướng Bắc cho đàn ngựa phi ra để cầu cho con cháu học hành thành đạt và thăng quan tiến chức nhanh để trị quốc, bình thiên hạ.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Cách lựa chọn lư đồng đại phát chất lượng

Cách lựa chọn lư đồng đại phát chất lượng

Lư đồng đại phát
 có rất nhiều kích thước mẫu mã khác nhau,trong đó người tiêu dùng hay nhầm lẫn giữa hàng 2d và 3D, hôm nay Tranh Đồng Việt hướng dẫn quí khách mua lư đồng đúng mẫu mã chất lượng.

Trước tiên hàng lư đồng có hoa văn 3 D là trên thân lư mọi hoa văn nổi khối sắc nét tinh sảo mặt trước có hình hai con rồng trầu mặt nguyệt nổi,mặt sau có hình hổ phù nổi hẳn so với thân lư.Trên nắp luôn có con lân có cánh,màu sắc vàng sáng.

Ở chân nến có hoa văn tứ linh trạm khắc tinh xảo rỏ nét có hình long lân qui phụng,trên mỗi sản phẩm có tem chống hàng giả,những sản phẩm to có đóng tên giao dịch DaPha.

Hàng lư đồng 2D là mẫu hoa văn chìm vào thân lư khôi nồi khối như hàng 3 D màu sắc nhạt hơn một chút so với hàng 3D,hoa văn không rõ nét.
Khi mọi người đi mua nhớ hỏi rõ ràng hàng như thế nào

Tất cả các sản phẩm lư đồng được mua tại Tranh Đồng Việt bảo hành 10 năm tư vấn mua lư đồng theo kích thước bàn thờ,chúng tôi bảo đảm bán hàng đồ thờ đồng đại phát bảo đảm giá tốt nhất sài gòn mà chất hàng háo vẫn bảo đảm.